Linh Vật Hạc trong Phong Thủy
Hình tượng loài chim hạc ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa phương Đông và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng thanh cao. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý, thanh tịnh, thần tiên thoát tục còn gọi là Tiên hạc (仙鶴). Chim hạc là loài đứng đầu trong họ lông vũ còn gọi là đại điểu hay nhất phẩm điểu có tính cách của một người quân tử, là con chim của vũ trụ, của tầng cao, báo hiệu sự chuyển mùa, đại diện cho thế lực thiên nhiên từ trời xanh. Hạc loại linh vật được cho là bất tử của loài chim, là loài chim có phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại nhiều may mắn.
Hạc vốn là linh vật của Đạo giáo, tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục, trường sinh bất tử, Hạc là chim tiên, có khí chất và phong độ của bậc tiên nhân đạo sĩ, có quan hệ mật thiết với thần tiên của Đạo gia. Tương truyền tiên nhân thường cưỡi hạc, được gọi là "hạc giá", "hạc ngự", sau lại dùng để chỉ thần tiên đạo sĩ. Tranh cát tường có "quần tiên hiển thọ" là bức tranh Thọ tinh cưỡi hạc bay trong không trung, bát tiên (hoặc quần tiên). Hạc là một hình tượng được gây dựng lên có sức ảnh hưởng tới nghệ thuật tạo hình và hội họa.
Hạc trong những hoàn cảnh nhất định còn chỉ về một số loài thuộc bộ Sếu. Theo quan niệm của người phương Đông cổ đại, sếu là biểu tượng của linh hồn người đã mất. Ở châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc và Nhật Bản, mọi người xem sếu đỉnh đầu đỏ, hay còn gọi là sếu Nhật Bản là biểu tượng của sự may mắn, trường thọ và tính trung thực. Quan niệm sếu đỉnh đầu đỏ tượng trưng cho sự may mắn đến từ ngoại hình dong dỏng cao, đầy thanh lịch của những chú sếu. Mỗi cặp sếu gắn bó với nhau nhiều năm trời cho đến khi lìa đời. Điệu nhảy giao phối của sếu đỉnh đầu đỏ là một tuyệt phẩm. Chúng là biểu tượng của niềm hạnh phúc thuần khiết.
Các vương hầu khi xưa, muốn cống tiến vật phẩm cho hoàng đế để lấy lòng tin thường sử dụng biểu tượng chim hạc, được gọi là "nhất phẩm điểu" hay là "nhất phẩm đương triều". Hạc còn được dùng để ví với những người ưu tú nên sắc lệnh chiêu mộ hiền sỹ còn được gọi là "hạc bản". Những thứ trên "hạc bản" được gọi là hạc thư hoặc "hạc đầu thư", những người tu hành và cảnh giới thoát tục, trí huệ khai thông được gọi là "hạc minh chi sĩ’’.
Hình ảnh rùa và hạc được bài trí trong những ngôi đền, chùa linh thiêng, Có ý kiến cho rằng, hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hơn nữa rùa có ý nghĩa là quy: sự quay trở về, hạc lại tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết. Với dụng ý con người cần phải quay trở về với bản tính thiện lương, sự thanh cao và trong sáng ban đầu, đó chính là quay về với nguồn cội.
Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này là tượng trưng cho một tình bạn trong sáng, sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
Hạc là một hình tượng được gây dựng lên có sức ảnh hưởng rất lớn tới nghệ thuật tạo hình và hội họa. Sự xuất hiện của nó trong rất nhiều tác phẩm mà ngày nay người ta vẫn sử dụng rất nhiều trong tranh cát tường, có bức chỉ vẽ hạc như đoàn hạc, song hạc…
Nhưng phần nhiều được vẽ phối hợp với các động thực vật trường thọ khác, như phối hợp với cây tùng, cách phối hợp này khá nhiều, như “tùng hạc trường xuân”, “tùng hạc đồng xuân”, “tùng hạc hà linh”, “hạc thọ tùng linh”. Ngoài ra còn có các chủ đề quy hạc tế linh, quy hạc diên niên, lộc hạc đồng xuân.
Nhận xét
Đăng nhận xét