Linh Vật Tỳ Hưu Phong thủy

  Tỳ hưu (貔貅 - pí xiū)là một loại thần thú trong truyền thuyết Trung Quốc. Các phong thủy gia Trung Quốc tin rằng Tỳ hưu có thể biến tai họa thành điềm lành. Trong truyền thống Trung Quốc, có một phong tục trang trí "Pixiu", rất giàu ý nghĩa và mọi người tin rằng nó có thể mang lại niềm vui và may mắn. Từ xưa đến nay, các bậc đế vương và mọi người dân đều rất chú trọng việc trưng bày và đeo Tỳ hưu, tương truyền rằng ngoài tác dụng cầu may, trừ tà, Tỳ hưu còn có công năng trấn trạch, hóa giải Thái Tuế, và thúc đẩy hôn nhân. 

Tỳ Hưu bảo vệ cửa Đông Nam Kinh 


Tỳ Hưu dát vàng Đông Hán
  Tương truyền rằng, Tỳ hưu (貔貅 - pí xiū) là đứa con thứ chín của Long Vương. Từ khi sinh ra, Tỳ hưu đã là sinh vật đẹp nhất với đầy đủ những bộ phận đẹp nhất của các loài vật khác như dáng sư tử, đầu rồng, thân ngựa, chân kỳ lân...Tỳ Hưu là linh vật có hình dáng gần giống Kỳ Lân nhưng khác là có đôi cánh và thường được thờ phụng với ngụ ý nghĩa mang tới sự tài lộc bình an cho người sở hữu chúng.

 Về tên gọi Tỳ hưu, theo Hán – Việt Tự Điển trích dẫn thì Tỳ (貔- phiên âm: pí) là một loài mãnh thú, giống như hổ, lông màu trắng tro. Còn hưu (貅- phiên âm: xiu) là một giống mãnh thú theo truyền thuyết. Danh từ Tỳ hưu 貔貅 theo Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu, là con gấu trắng (bạch hùng), một giống thú rất mạnh cho nên đời xưa gọi các dũng sỹ là Tỳ hưu. 

   Theo quan niệm của người Trung Hoa xưa, thức ăn của Tỳ hưu là vàng, bạc, châu báu, là những loại của quý. Và do con vật này không có hậu môn nên nó được xem như một loại “thần giữ của”.

  Tuy nhiên đây là sinh vật rất thích ăn vàng, bạc, châu báu nhưng lại không có hậu môn nên chỉ có thể thu vào mà không thể nhả ra. Do đó, khi chết đi, Tỳ hưu trở thành linh vật chiêu tài lộc và ngăn cản tà khí.

   Theo nhân gian truyền tụng, Tỳ hưu thường đi theo một cặp với tên gọi và ý nghĩa khác nhau.

  1. Loại thứ nhất là Tỳ hưu Thiên Lộc (天祿 - Tiān lù). Đây là loại Tỳ hưu có dáng vẻ uy phong, bụng và mông to, miệng rất rộng, trên đầu có hai sừng. Thức ăn chính của Tỳ hưu Thiên Lộc là vàng, bạc và châu báu. Do đó, ý nghĩa phong thủy của Tỳ hưu Thiên Lộc là bảo vệ của cải, mang lại sự giàu sang cho gia chủ. 
  2. Loại thứ hai là Tỳ hưu Tịch Tà (辟邪 - bìxié). Đây là loại Tỳ hưu có miệng luôn há rộng với vẻ ngoài dữ tợn, trên đầu có duy nhất một sừng. Theo truyền thuyết, Tỳ hưu Tịch Tà thường dùng sừng của mình để tấn công các loại yêu ma và thức ăn chính là các sinh khí của yêu ma. Do đó, Tỳ hưu Tịch Tà được xem là linh vật phong thủy xua đuổi tà ma, mang lại sự bình an cho gia chủ.

   Trong phong thủy, Tỳ hưu là linh vật mang lại may mắn về tài lộc, sức khỏe, công danh sự nghiệp và trấn trạch trừ tà khí, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà. Ngoài ra, Tỳ hưu còn có tác dụng hóa giải “Ngũ hoàng Đại sát” - một sát tinh trong phong thủy Phi Tinh, thường gây điều bất lợi cho các thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận. 

Những điều cấm kỵ

  • Không được đặt tỳ hưu xông chính môn (từ ngoài quay vào trong nhà) mà phải đặt đầu Tỳ hưu quay ra ngoài. 
  • Không quay tỳ hưu vào gương, vì gương có quang sát, tỳ hưu rất kỵ.
  • Không đặt trong phòng ngủ, vì như thế không có lợi cho chính mình. 



Những

Nhận xét

Bài đăng phổ biến